Lượt xem (1,141)
MĂNG CỤT
40,000 50 - 500 Kg
35,000 501 - 1000 Kg
30,000 1001+ Kg
Niêm yết: 50,000
Măng cụt được coi là nữ hoàng tối cao của các loại trái cây nhiệt đới, nhận được sự yêu thích của nhiều người. ĐVT: kg Mùa vụ: từ tháng 4-6 âm lịch hàng năm Giá: theo thời vụ Sản lượng: 100 tấn
1 kg
Vui Lòng chọn phân loại hàng
Số lượng
Đơn hàng tối thiểu 50
Tạo yêu cầu báo giá
Bảo vệ
Bảo hiểm thương mại bảo vệ đơn hàng felix.store của bạn
Đảm bảo gửi hàng đúng hạn
Chính sách hoàn tiền

MĂNG CỤT

Đối tác trực tiếp của Felix, mang sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất để đến với người tiêu dùng. Giá cả cạnh tranh - Chất lượng tuyệt đối
Đánh giá 114
Sản phẩm 1
Tỉ lệ phản hồi 80%
Tham gia 2 tháng trước
Người theo dõi 1,045
Lượt yêu thích 1,179
Thông tin sản phẩm
Hồ sơ công ty

Chi tiết sản phẩm

Danh mục Nông nghiệp -> Trái cây tươi -> Trái cây tươi khác
Kho hàng 100,000
Gửi từ Tỉnh Hậu Giang , Vietnam

Mô tả sản phẩm

Thương hiệu HKF TRẦN THANH HÙNG
Bảo hành -
Xuất xứ Vietnam

Mô tả sản phẩm

Măng cụt được coi là nữ hoàng tối cao của các loại trái cây nhiệt đới, nhận được sự yêu thích của nhiều người. Chúng còn được gọi với tên khoa học là Garcinia mangostana, thuộc họ Clusiaceae. Cây có tên tiếng anh là Mangosteen, tiếng Pháp là mangouste hoặc mangoustan. ăn khi trái chín ngoài ra trái sống còn chế biến thành các món gỏi các loại hấp dẫn thực khách gần xa

 

Nguồn gốc cây Măng cụt

Măng cụt được coi là nữ hoàng tối cao của các loại trái cây nhiệt đới, nhận được sự yêu thích của nhiều người. Chúng còn được gọi với tên khoa học là Garcinia mangostana, thuộc họ Clusiaceae. Cây có tên tiếng anh là Mangosteen, tiếng Pháp là mangouste hoặc mangoustan.

Ban đầu cây Măng cụt được phát hiện ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhiệt đới là chủ yếu, bao gồm Thái Lan, Mã Lai, Philippines và cả Việt Nam. Hiện nay đã được trồng ở nhiều khu vực khí hậu nhiệt đới khác. Ở Việt Nam trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.

Description: Cây măng cụt là giống cây ăn quả nổi tiếng hiện nayCây măng cụt là giống cây ăn quả nổi tiếng hiện nay

Đặc điểm của cây Măng cụt

Măng cụt còn có tên gọi khác là quả tỏi ngọt, một loại cây thuộc họ Bứa, là một trong những cây ăn quả nổi tiếng hiện nay. Mặc dù có rất nhiều người đã từng thưởng thức quả măng cụt nhưng không phải ai cũng biết được những đặc điểm về hình thái của giống cây này.

  • Phần thân: Là cây thân gỗ lớn, khi trưởng thành tối đa, cây có thể lên tới 25m, tuy nhiên trung bình sẽ dao động trong khoảng hơn 10m. Loài cây này được trồng lâu năm, phần thân khoảng 20 - 25 cm, màu nâu sẫm, thân chia thành nhiều nhánh.
  • Phần lá: Lá Măng cụt có tán lá rộng, xòe theo từng nhánh cây, đặc điểm lá thuôn dài, có một đường gân chính nổi rõ giữa bề mặt lá. Phần đầu lá hơi nhọn, cuống ngắn và có màu xanh đậm.
  • Phần hoa: Hoa măng cụt có cuống và có đốt, là giống lưỡng tính, hoa đực có cụm từ 3 - 9 hoa. Màu sắc tương đối nổi bật, có màu đỏ là chủ đạo đồng thời xung quanh sẽ có một vài lá dài bao quanh.
  • Phần quả: Hình dáng phần quả tương đối nổi bật, phần vỏ màu tím đen sẫm, dày và cứng. Quả măng cụt mọc ra từ cành ngọn chứ không phải dưới đất như nhiều người lầm tưởng.
  • Phần thịt màu trắng, chia thành các múi khác nhau. Kích thước quả tròn, không quá lớn, đường kính khoảng 3 - 5cm. Trong quả có 10 - 15 hạt, khi ăn có vị thơm ngọt, chua thanh.

Mùa Măng cụt tháng mấy?

Măng cụt là giống cây ăn quả lâu năm, quả thường ra sau 7 - 10 năm sau khi trồng. Mùa măng cụt bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 4 - tháng 6 dương lịch hàng năm. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết của từng năm, thời gian ra hoa đậu quả cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là vào giữa tháng 6, thời điểm này trái bắt đầu chín rộ, quả ngọt, thịt nhiều và chuẩn vị nhất.

Thời điểm đúng vụ chất lượng trái măng cụt ngon, ngọt, thơm, vị chua hấp dẫn và giá bán cũng rẻ hơn so với đầu mùa hoặc măng cụt trái vụ.

Cây măng cụt trồng ở đâu?

Măng cụt được trồng ở một số các quốc gia Đông Nam Á trong đó nổi bật nhất có Việt Nam, Thái lan, Mã Lai và một vài quốc gia khác. Các giống măng cụt ngon trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bình Dương, Đồng Nai. Đặc biệt, măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) của nước ta không chỉ nổi tiếng trong nước mà nay đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Theo đặc điểm sinh trưởng cây chủ yếu được trồng tại các tỉnh thành phía Nam và hiện nay Măng cụt chưa trồng được ở các tỉnh phía Bắc do điều kiện khí không không phù hợp. Thời tiết ở miền Bắc có nơi quá nóng, có nơi thì quá lạnh dẫn tới cây khó sinh trưởng và hay bị chết sau thời gian ngắn trồng dù đã đảo bảm các kỹ thuật trồng đúng khoa học.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Măng cụt

Quả măng cụt không chỉ thơm ngon, thanh mát mà còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong đó có rất nhiều dưỡng chất mang lại lợi ích cho cơ thể và sức khỏe chung của con người. Trung bình trong khoảng 200 gram măng cụt sẽ chứa khoảng 145 lượng calo, 1,3g chất béo, 3,8 gram chất xơ, 1g chất đạm,... Ngoài ra còn có natri, carbohydrate, vitamin nhóm A, E, chất chống oxy hóa.

Description: Quả măng cụt có vị chua chua nhốt nhốt, ngon ngọt tự nhiênQuả măng cụt có vị chua chua nhốt nhốt, ngon ngọt tự nhiên

Ngoài ra loại trái cây này còn mang lại nhiều lợi ích khỏe, được sử dụng làm trái cây sử dụng hàng ngày, trồng măng cụt còn mang lại giá trị kinh tế như:

  • Chế biến món ăn: Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho gia đình. Chúng có thể làm món ngon từ quả măng cụt như tráng miệng, món ngọt hoặc các món chính.
  • Giá trị kinh tế: Trồng cây măng cụt bán trong nước và xuất khẩu mang lại già trị kinh tế lớn cho nhiều hộ gia đình. Chính vì vậy, ở các tỉnh thành phía Nam của nước ta có rất nhiều khu vực lựa chọn chuyên canh loại trái cây này và thu được nguồn lợi kinh tế lớn.

Cách nhân giống cây Măng cụt

Để giúp rút ngắn thời gian ra quả của cây, hiện nay có rất nhiều phương pháp nhân giống cây măng cụt được tiến hành. Trong số đó ươm hạt và ghép cành là cách làm được sử dụng nhiều nhất hiện nay và hầu hết đem lại hiệu quả cao.

Phương pháp ghép cành

  • Bước 1: Lựa chọn giống cây ghép phù hợp, không chọn cây sâu bệnh hoặc quá non. Nên chọn cây khỏe, bánh tẻ và có khả năng phát triển tốt.
  • Bước 2: Chuẩn bị cành ghép xong, tiến hành chọn gốc ghép tốt, sau đó cắt bỏ phần ngọn của cây măng cụt cần ghép.
  • Bước 3: Chẻ dọc 3cm và vắt cành ghép theo phần chẻ ở gốc ghép, sử dụng dây nilon quấn vết ghép.
  • Bước 4: Tưới nước thường xuyên, sau khoảng 1 tháng tháo bỏ nilon và có thể đem trồng tại vườn.

Phương pháp ươm hạt

  • Bước 1: Lựa chọn những quả măng cụt già, chất lượng sau đó dùng những hạt to và nặng nhất từ trong quả.
  • Bước 2: Đem phần hạt đi rửa sạch sau đó để khô trong vòng 2 - 3 giờ. Nhúng hạt vào dung dịch kích thích nảy mầm.
  • Bước 3: Gieo hạt vào bầu đất đã chuẩn bị, chú ý giữ độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên. Sau khoảng 15 ngày hạt sẽ nảy mầm và có thể đem đi trồng bình thường.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng cụt

Măng cụt không phải giống cây quá khó chăm sóc, tuy nhiên nếu muốn cây phát triển tốt bạn cũng cần chú ý đến phương pháp trồng cũng như chăm bón phù hợp. Một số mẹo có thể giúp ích cho bạn như sau:

Chọn cây giống

Chọn cây giống măng cụt chất lượng từ các nhà vườn hoặc trung tâm cây giống chất lượng cao thuần chủng F1, đảm bảo cây con khỏe mạnh, nhiều lá, kích thước lá to, xanh tươi tốt, thân cành không bị gãy đổ, bầu cây còn nguyên vẹn

Description: Cây măng cụt giống tại vườn ươmCây măng cụt giống tại vườn ươm

Đất trồng

Cây phù hợp nhất với các loại đất sét hữu cơ, có độ tơi xốp dinh dưỡng cũng như khả năng thoát nước tốt. Chúng không thích hợp trồng trên đất mặn hoặc bị nhiễm mặn.

Hố trồng

Khoảng cách trồng vô cùng quan trọng, bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển của cây sau này. Các liếp trồng rộng từ 1 - 1, 5m, chiều cao 20 - 30cm. Các hàng cách nhau khoảng 25cm, hố trồng sâu khoảng 20 cm.

Trồng cây

Trước khi trồng nên trộn đất với phân chuồng ủ hoai hoặc một số loại phân bón khác để cung cấp dinh dưỡng. Sau đó tiến hành tháo bầu đất, đặt cây giống vào chính giữa hố trồng sau đó lấp đất kín khu vực rễ và thường xuyên tưới nước.

Chế độ tưới nước

Cây măng cụt khá ưa nước, do đó mỗi ngày đều cần tưới nước đều đặn từ 1 - 2 lần. Đối với mùa khô, tần suất có thể tăng lên ngược lại vào mùa mưa hãy chủ động giảm tần để tránh úng rễ.

Bón phân

Mỗi tháng đều cần bón phân cho cây măng cụt, đặc biệt là thời điểm cây đang ra hoa. Đối với những cây có đường kính tán lá trên 6m, lượng phân bón trung bình từ 3 - 4 kg/cây. Bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với cây trồng của mình.

Làm cỏ

Xung quanh gốc cây sẽ xuất hiện rất nhiều các giống cỏ dại khác nhau, chúng có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón cho cây. Do đó hãy chú ý dọn cỏ thường xuyên để giúp cây có thể hấp thu nhiều dưỡng chất nhất.

Sâu bệnh

Mặc dù không phải là giống cây thường gặp sâu bệnh nhưng bạn cũng cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cây để có phương pháp xử lý kịp thời. Nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu khi cần thiết.

Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch măng cụt bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, trong đó chính vụ là vào tháng 5. Việc thu hoạch loại trái cây này rất công phu và phải đảm bảo quả còn nguyên vẹn, không bị dập nát vỏ, khiến múi bị thâm, đắng, ảnh hưởng tới chất lượng múi bên trong.

Đọc tiếp
Tổng quan
Năng lực sản xuất
Kiểm soát chất lượng
Năng lực R&D
Năng lực thương mại
Nhà máy kiểm tra báo cáo
Tổng quan
Album công ty 0 0
Lĩnh vực kinh doanh
-
Quốc gia/ Khu vực
Tỉnh Hậu Giang, Vietnam
Sản phẩm chính
-
Loại hình doanh nghiệp
-
Tổng số nhân viên
Tổng doanh thu hàng năm
Năm thành lập
-
Chứng nhận
-
Chứng nhận sản phẩm
-
Bằng sáng chế
-
Thương hiệu
-
Thị trường chính
-
Xem thêm Tổng quan
Xem shop
Xem video công ty
Tải xuống và xem báo cáo
Close
Close

Hỏi đáp sản phẩm

Chưa có hỏi đáp nào

Giỏ hàng

Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
MĂNG CỤT
1,141 lượt xem sản phẩm này
Giảm thêm 0% nếu bạn là VIP
40,000 50 - 500 Kg
35,000 501 - 1000 Kg
30,000 1001+ Kg
Măng cụt được coi là nữ hoàng tối cao của các loại trái cây nhiệt đới, nhận được sự yêu thích của nhiều người. ĐVT: kg Mùa vụ: từ tháng 4-6 âm lịch hàng năm Giá: theo thời vụ Sản lượng: 100 tấn
Chọn loại hàng và số lượng
1 1 kg
30,000 đ
Kho: 100,000
1 kg
Vui Lòng chọn phân loại hàng
Số lượng
Bảo vệ
Bảo hiểm thương mại
bảo vệ đơn hàng felix.store của bạn
Đảm bảo gửi hàng đúng hạn
Chính sách hoàn tiền
Đối tác trực tiếp của Felix, mang sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất để đến với người tiêu dùng. Giá cả cạnh tranh - Chất lượng tuyệt đối
Đánh giá 114
Sản phẩm 1
Tỉ lệ phản hồi 80%
Tham gia 2 tháng trước
Người theo dõi 1,045
Lượt yêu thích 1,179
Thông tin sản phẩm

Chi tiết sản phẩm

Danh mục Nông nghiệp -> Trái cây tươi -> Trái cây tươi khác
Kho hàng 100,000
Gửi từ Tỉnh Hậu Giang , Vietnam

Mô tả sản phẩm

Thương hiệu HKF TRẦN THANH HÙNG
Bảo hành -
Xuất xứ Vietnam

Mô tả sản phẩm

Măng cụt được coi là nữ hoàng tối cao của các loại trái cây nhiệt đới, nhận được sự yêu thích của nhiều người. Chúng còn được gọi với tên khoa học là Garcinia mangostana, thuộc họ Clusiaceae. Cây có tên tiếng anh là Mangosteen, tiếng Pháp là mangouste hoặc mangoustan. ăn khi trái chín ngoài ra trái sống còn chế biến thành các món gỏi các loại hấp dẫn thực khách gần xa

 

Nguồn gốc cây Măng cụt

Măng cụt được coi là nữ hoàng tối cao của các loại trái cây nhiệt đới, nhận được sự yêu thích của nhiều người. Chúng còn được gọi với tên khoa học là Garcinia mangostana, thuộc họ Clusiaceae. Cây có tên tiếng anh là Mangosteen, tiếng Pháp là mangouste hoặc mangoustan.

Ban đầu cây Măng cụt được phát hiện ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhiệt đới là chủ yếu, bao gồm Thái Lan, Mã Lai, Philippines và cả Việt Nam. Hiện nay đã được trồng ở nhiều khu vực khí hậu nhiệt đới khác. Ở Việt Nam trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.

Description: Cây măng cụt là giống cây ăn quả nổi tiếng hiện nayCây măng cụt là giống cây ăn quả nổi tiếng hiện nay

Đặc điểm của cây Măng cụt

Măng cụt còn có tên gọi khác là quả tỏi ngọt, một loại cây thuộc họ Bứa, là một trong những cây ăn quả nổi tiếng hiện nay. Mặc dù có rất nhiều người đã từng thưởng thức quả măng cụt nhưng không phải ai cũng biết được những đặc điểm về hình thái của giống cây này.

  • Phần thân: Là cây thân gỗ lớn, khi trưởng thành tối đa, cây có thể lên tới 25m, tuy nhiên trung bình sẽ dao động trong khoảng hơn 10m. Loài cây này được trồng lâu năm, phần thân khoảng 20 - 25 cm, màu nâu sẫm, thân chia thành nhiều nhánh.
  • Phần lá: Lá Măng cụt có tán lá rộng, xòe theo từng nhánh cây, đặc điểm lá thuôn dài, có một đường gân chính nổi rõ giữa bề mặt lá. Phần đầu lá hơi nhọn, cuống ngắn và có màu xanh đậm.
  • Phần hoa: Hoa măng cụt có cuống và có đốt, là giống lưỡng tính, hoa đực có cụm từ 3 - 9 hoa. Màu sắc tương đối nổi bật, có màu đỏ là chủ đạo đồng thời xung quanh sẽ có một vài lá dài bao quanh.
  • Phần quả: Hình dáng phần quả tương đối nổi bật, phần vỏ màu tím đen sẫm, dày và cứng. Quả măng cụt mọc ra từ cành ngọn chứ không phải dưới đất như nhiều người lầm tưởng.
  • Phần thịt màu trắng, chia thành các múi khác nhau. Kích thước quả tròn, không quá lớn, đường kính khoảng 3 - 5cm. Trong quả có 10 - 15 hạt, khi ăn có vị thơm ngọt, chua thanh.

Mùa Măng cụt tháng mấy?

Măng cụt là giống cây ăn quả lâu năm, quả thường ra sau 7 - 10 năm sau khi trồng. Mùa măng cụt bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 4 - tháng 6 dương lịch hàng năm. Tùy thuộc vào tình hình thời tiết của từng năm, thời gian ra hoa đậu quả cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là vào giữa tháng 6, thời điểm này trái bắt đầu chín rộ, quả ngọt, thịt nhiều và chuẩn vị nhất.

Thời điểm đúng vụ chất lượng trái măng cụt ngon, ngọt, thơm, vị chua hấp dẫn và giá bán cũng rẻ hơn so với đầu mùa hoặc măng cụt trái vụ.

Cây măng cụt trồng ở đâu?

Măng cụt được trồng ở một số các quốc gia Đông Nam Á trong đó nổi bật nhất có Việt Nam, Thái lan, Mã Lai và một vài quốc gia khác. Các giống măng cụt ngon trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bình Dương, Đồng Nai. Đặc biệt, măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) của nước ta không chỉ nổi tiếng trong nước mà nay đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Theo đặc điểm sinh trưởng cây chủ yếu được trồng tại các tỉnh thành phía Nam và hiện nay Măng cụt chưa trồng được ở các tỉnh phía Bắc do điều kiện khí không không phù hợp. Thời tiết ở miền Bắc có nơi quá nóng, có nơi thì quá lạnh dẫn tới cây khó sinh trưởng và hay bị chết sau thời gian ngắn trồng dù đã đảo bảm các kỹ thuật trồng đúng khoa học.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của Măng cụt

Quả măng cụt không chỉ thơm ngon, thanh mát mà còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong đó có rất nhiều dưỡng chất mang lại lợi ích cho cơ thể và sức khỏe chung của con người. Trung bình trong khoảng 200 gram măng cụt sẽ chứa khoảng 145 lượng calo, 1,3g chất béo, 3,8 gram chất xơ, 1g chất đạm,... Ngoài ra còn có natri, carbohydrate, vitamin nhóm A, E, chất chống oxy hóa.

Description: Quả măng cụt có vị chua chua nhốt nhốt, ngon ngọt tự nhiênQuả măng cụt có vị chua chua nhốt nhốt, ngon ngọt tự nhiên

Ngoài ra loại trái cây này còn mang lại nhiều lợi ích khỏe, được sử dụng làm trái cây sử dụng hàng ngày, trồng măng cụt còn mang lại giá trị kinh tế như:

  • Chế biến món ăn: Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho gia đình. Chúng có thể làm món ngon từ quả măng cụt như tráng miệng, món ngọt hoặc các món chính.
  • Giá trị kinh tế: Trồng cây măng cụt bán trong nước và xuất khẩu mang lại già trị kinh tế lớn cho nhiều hộ gia đình. Chính vì vậy, ở các tỉnh thành phía Nam của nước ta có rất nhiều khu vực lựa chọn chuyên canh loại trái cây này và thu được nguồn lợi kinh tế lớn.

Cách nhân giống cây Măng cụt

Để giúp rút ngắn thời gian ra quả của cây, hiện nay có rất nhiều phương pháp nhân giống cây măng cụt được tiến hành. Trong số đó ươm hạt và ghép cành là cách làm được sử dụng nhiều nhất hiện nay và hầu hết đem lại hiệu quả cao.

Phương pháp ghép cành

  • Bước 1: Lựa chọn giống cây ghép phù hợp, không chọn cây sâu bệnh hoặc quá non. Nên chọn cây khỏe, bánh tẻ và có khả năng phát triển tốt.
  • Bước 2: Chuẩn bị cành ghép xong, tiến hành chọn gốc ghép tốt, sau đó cắt bỏ phần ngọn của cây măng cụt cần ghép.
  • Bước 3: Chẻ dọc 3cm và vắt cành ghép theo phần chẻ ở gốc ghép, sử dụng dây nilon quấn vết ghép.
  • Bước 4: Tưới nước thường xuyên, sau khoảng 1 tháng tháo bỏ nilon và có thể đem trồng tại vườn.

Phương pháp ươm hạt

  • Bước 1: Lựa chọn những quả măng cụt già, chất lượng sau đó dùng những hạt to và nặng nhất từ trong quả.
  • Bước 2: Đem phần hạt đi rửa sạch sau đó để khô trong vòng 2 - 3 giờ. Nhúng hạt vào dung dịch kích thích nảy mầm.
  • Bước 3: Gieo hạt vào bầu đất đã chuẩn bị, chú ý giữ độ ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên. Sau khoảng 15 ngày hạt sẽ nảy mầm và có thể đem đi trồng bình thường.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng cụt

Măng cụt không phải giống cây quá khó chăm sóc, tuy nhiên nếu muốn cây phát triển tốt bạn cũng cần chú ý đến phương pháp trồng cũng như chăm bón phù hợp. Một số mẹo có thể giúp ích cho bạn như sau:

Chọn cây giống

Chọn cây giống măng cụt chất lượng từ các nhà vườn hoặc trung tâm cây giống chất lượng cao thuần chủng F1, đảm bảo cây con khỏe mạnh, nhiều lá, kích thước lá to, xanh tươi tốt, thân cành không bị gãy đổ, bầu cây còn nguyên vẹn

Description: Cây măng cụt giống tại vườn ươmCây măng cụt giống tại vườn ươm

Đất trồng

Cây phù hợp nhất với các loại đất sét hữu cơ, có độ tơi xốp dinh dưỡng cũng như khả năng thoát nước tốt. Chúng không thích hợp trồng trên đất mặn hoặc bị nhiễm mặn.

Hố trồng

Khoảng cách trồng vô cùng quan trọng, bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển của cây sau này. Các liếp trồng rộng từ 1 - 1, 5m, chiều cao 20 - 30cm. Các hàng cách nhau khoảng 25cm, hố trồng sâu khoảng 20 cm.

Trồng cây

Trước khi trồng nên trộn đất với phân chuồng ủ hoai hoặc một số loại phân bón khác để cung cấp dinh dưỡng. Sau đó tiến hành tháo bầu đất, đặt cây giống vào chính giữa hố trồng sau đó lấp đất kín khu vực rễ và thường xuyên tưới nước.

Chế độ tưới nước

Cây măng cụt khá ưa nước, do đó mỗi ngày đều cần tưới nước đều đặn từ 1 - 2 lần. Đối với mùa khô, tần suất có thể tăng lên ngược lại vào mùa mưa hãy chủ động giảm tần để tránh úng rễ.

Bón phân

Mỗi tháng đều cần bón phân cho cây măng cụt, đặc biệt là thời điểm cây đang ra hoa. Đối với những cây có đường kính tán lá trên 6m, lượng phân bón trung bình từ 3 - 4 kg/cây. Bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với cây trồng của mình.

Làm cỏ

Xung quanh gốc cây sẽ xuất hiện rất nhiều các giống cỏ dại khác nhau, chúng có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ phân bón cho cây. Do đó hãy chú ý dọn cỏ thường xuyên để giúp cây có thể hấp thu nhiều dưỡng chất nhất.

Sâu bệnh

Mặc dù không phải là giống cây thường gặp sâu bệnh nhưng bạn cũng cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cây để có phương pháp xử lý kịp thời. Nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu khi cần thiết.

Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch măng cụt bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, trong đó chính vụ là vào tháng 5. Việc thu hoạch loại trái cây này rất công phu và phải đảm bảo quả còn nguyên vẹn, không bị dập nát vỏ, khiến múi bị thâm, đắng, ảnh hưởng tới chất lượng múi bên trong.

Đọc tiếp

Hỏi đáp sản phẩm

Chưa có hỏi đáp nào