Lượt xem (1,209)
DƯA LƯỚI
30,000 100 - 500 Kg
27,000 501 - 1000 Kg
25,000 1001+ Kg
Niêm yết: 35,000
Dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào ĐVT: Trái/kg, trái tứ 1->1,4kg Giá thay đổi theo từng thời điểm trong năm
1 kg
Vui Lòng chọn phân loại hàng
Số lượng
Đơn hàng tối thiểu 100
Tạo yêu cầu báo giá
Bảo vệ
Bảo hiểm thương mại bảo vệ đơn hàng felix.store của bạn
Đảm bảo gửi hàng đúng hạn
Chính sách hoàn tiền

DƯA LƯỚI

Đối tác trực tiếp của Felix, mang sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất để đến với người tiêu dùng. Giá cả cạnh tranh - Chất lượng tuyệt đối
Đánh giá 436
Sản phẩm 1
Tỉ lệ phản hồi 80%
Tham gia 4 tháng trước
Người theo dõi 1,217
Lượt yêu thích 1,292
Thông tin sản phẩm
Hồ sơ công ty

Chi tiết sản phẩm

Danh mục Nông nghiệp -> Trái cây tươi -> Trái cây tươi khác
Kho hàng 10,000
Gửi từ Tỉnh Hậu Giang , Vietnam

Mô tả sản phẩm

Thương hiệu HKD Nguyễn Thị Thuý Kiều
Bảo hành -
Xuất xứ Vietnam

Mô tả sản phẩm

  1. Giới thiệu về dưa lưới và đặc điểm dinh dưỡng

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào. 

Nguồn gốc xuất xứ

Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi. Hiện nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Tây Ban Nha, Iran, Rumania, Ai Cập, Maroc, Ý… Trong đó, quốc gia xuất khẩu với sản lượng lớn lần lượt là Tây Ban Nha, Mexico, Iran, Mỹ, Costa Rica, Guatemala, Brazil, Hà Lan. 

Giá trị dinh dưỡng và công dụng

  1. Giá trị dinh dưỡng

Trong dưa lưới có chứa nhiều carbs, chất xơ, protein, vitamin C, vitamin B6, vitamin K, folate, kali, magiê… Ngoài ra dưa lưới còn chứa các hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, bao gồm beta–carotene (pro–vitamin A), phytoene, quercetin và axit caffeic. 

  1. Công dụng

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Dưa lưới là nguồn cung cấp axit béo omega – 3 tốt. Omega – 3 nổi tiếng trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể của tim và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Dưa lưới cũng chứa các đặc tính chống viêm có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa. 

Giúp tăng cường miễn dịch

Dưa lưới có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nó còn rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác nhau hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch. . 

Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Dưa lưới là một loại trái cây có chứa chất xơ. Chất xơ đầy đủ trong chế độ ăn uống sẽ giúp tạo điều kiện cho nhu động ruột thường xuyên và có thể giúp hạn chế táo bón. Nó cũng giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh. . 

Thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh

Dưa lưới rất giàu vitamin A, C và E có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da. Không chỉ vậy những dưỡng chất này còn thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và làm chậm quá trình lão hóa da. . 

Tăng cường xương

Hàm lượng magiê, canxi và phốt pho cao trong dưa lưới giúp cải thiện sức khỏe xương và khớp. Đó là những thực phẩm có thể củng cố xương, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương như loãng xương. . 

  1. Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ

Tiềm năng thị trường

Thị trường tiêu thụ dưa lưới đang có sự phát triển đáng kể. Theo Báo cáo Nghiên cứu Thị trường, dự kiến giá trị thị trường dưa lưới sẽ tăng trưởng với mức tỷ suất hàng năm ổn định trong thời gian tới.

Sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển, như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, đang tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng về dưa lưới. Đồng thời, các nước phát triển cũng đang chứng kiến sự gia tăng trong việc tiêu thụ dưa lưới như Hoa Kỳ, châu Âu và Úc. 

Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lưới trên thế giới

Theo số liệu FAOSTAT (2012), dưa lưới (Cucumis melo L.) đạt sản lượng hàng năm là 134 tấn/ha. Sản lượng hàng năm trên thế giới tăng từ 9 triệu tấn, sản lượng trong năm 2012 đã lên 32 triệu tấn. Diện tích trồng năm 2007 là 1,2 triệu ha, đến năm 2012 là 1,3 triệu ha. Các nước sản xuất dưa lưới nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc với 600.000 ha, Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq) 220.000 ha, Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ) 200.000 ha, Bắc Phi (Ai Cập, Ma rốc, Tunisia) 110.000 ha, Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh) 130.000 ha, Châu Âu (Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Hy Lạp) 95.000 ha, Rumani 50.000 ha, Nhật Bản 8.500 ha và Hàn Quốc 11.000 ha. 

 Châu Á chiếm 69% thị phần sản xuất dưa lưới trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu sản lượng dưa lưới với gần 14 triệu tấn trong năm 2020. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ nhiều dưa lưới nhất trên thế giới. Lượng dưa lưới mà nước này tiêu thụ cao hơn cả lượng sản xuất trong nước, đạt khoảng 17 triệu tấn, chiếm 53% nguồn cung dưa lưới trên toàn cầu. 

Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lưới tại Việt Nam

Sản xuất dưa lưới trong nhà màng từ lâu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2018, toàn huyện mới có 5 hộ tham gia sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng với diện tích 2.000m2, đến nay đã có hơn 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2

Theo thống kê, đến cuối năm 2023, trên địa bàn thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có khoảng 5,8 ha diện tích trồng dưa lưới công nghệ cao và có xu thế mở rộng diện tích trồng. Để nhân rộng mô hình này theo chủ trương của UBND thành phố, thời gian qua thành phố Long Khánh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ cũng như tuyên truyền đến nông dân trên địa bàn về hiệu quả kinh tế của mô hình. Trong đó, từ năm 2021 đến nay, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố đã thực hiện hỗ trợ giống và vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 4 hộ với tổng diện tích 3.300m2, tổng kinh phí hơn 85 triệu đồng. Bên cạnh đó Trung tâm thường xuyên cử cán hộ hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ dịch hại cho các hộ có mô hình này nhằm giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật chăm sóc cây phát triển tốt, đạt năng suất, chất lượng. 

  1. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng dưa lưới

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung

  1. Đặc điểm thực vật học

Rễ: phân bố chủ yếu ở độ sâu từ 30 – 40 cm, một phần kéo dài đến 1 m. Rễ bất định có thể phát sinh từ nốt lá. 

Thân: là cây thân thảo, thân có thể dài đến 03 m, phủ lông mịn, có nhiều nhánh gần gốc, nhám với nhiều lông mềm. 

Lá: lá xếp xen kẽ, phiến lá có thể hình tròn, hình oval hoặc hình thận, bề mặt phủ lông mịn. 

Hoa: có hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính trên cùng một cây. Hoa mọc đơn độc ở nách. Hoa đực xuất hiện trước, ở nách lá có thể một hay nhiều hoa đực, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa cái ở vị trí lá thứ bảy trở đi dễ đậu trái. Hoa nở vào buổi sáng. Hoa cái có bầu noãn nằm ở cuối cuống khi hoa nở hướng lên và quả hướng xuống, hoa cái xuất hiện sau hoa đực khoảng một tuần. Hoa đực mọc thành chùm 2 – 4 hoa với 03 nhị. Hoa cái hoặc hoa lưỡng tính mọc đơn, đầu nhụy có 03 thùy. 

Trái: Trái tròn hoặc hình oval, trọng lượng trái nặng khoảng 1,5 – 3,5 kg, tùy theo giống. Bề mặt có vân lưới và bao phủ bởi các sợi lông tơ nhỏ. Thịt có màu vàng, cam hoặc trắng, mọng nước. 

Hạt: Hạt có màu trắng, xanh nhạt hoặc vàng nâu, trơn nhẵn, hạt có hàm lượng dầu cao, tuy nhiên khó sử dụng vì lớp vỏ cứng. 

  1. Đặc điểm sinh thái

Nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu cho cây phát triển từ 18 – 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa có thể chịu được nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. 

Ánh sáng: dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm khô và nhiều ánh sáng. Yêu cầu ánh sáng cho dưa từ 8 – 12 giờ trong ngày. Quang kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh sẽ thúc đẩy cây ra hoa cái nhiều, tăng tỷ lệ đậu trái, trái chín sớm, năng suất cao. Khi trời âm u, ít ánh sáng, có mưa phùn thì cây dưa lưới phát triển kém, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và phẩm chất trái. 

Độ ẩm: độ ẩm không khí thích hợp là 45 – 55%. Độ ẩm cao dễ bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất thay đổi đột ngột, nhiệt độ không thích hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát triển không bình thường, không cân đối, dị hình. 

Các giống dưa lưới hiện nay

  1. Giống dưa lưới AB Sweet Gold

Đặc điểm: là giống dưa lưới có đặc tính kháng bệnh cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ tạo lưới và đậu quả. Phù hợp với điều kiện khô nắng. Thịt quả cứng giòn, mùi vị thanh đặc trưng. Đặc biệt thời gian tồn trử sau khi thu hái dài ngày, thuận lợi cho việc di chuyển đi xa và bày bán trong thời gian dài.

Trọng lượng: 1,3 – 2,0 kg/trái

Độ brix: 12 – 15% 

  1. Giống dưa lưới Taki

Đặc điểm: Là giống chịu nhiệt, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt. Trái dạng tròn, vân lưới dày nổi đẹp, thịt quả màu cam, hơi mềm, có hương thơm đặc trưng

Trọng lượng: 1,5 – 1,7 kg/trái

Độ brix: >14% 

  1. Giống dưa lưới Bảo Khuê

Đặc điểm: là giống dưa lưới  oval ruột cam hay còn gọi là dưa lưới quả dài. ó thời gian từ gieo đến thu hoạch là dài nhất so với các giống dưa lưới khác, khoảng 90 đến 100 ngày. Trọng lượng trái to, thịt trái giòn và ngọt.

Trọng lượng: 2,0 – 3,0 kg/trái

Độ brix: >12% 

  1. Giống dưa lưới TL3

Đặc điểm: có hình dáng quả tròn đều, vỏ mỏng xanh nhạt, cấu trúc vân lưới chi chít và nổi rõ, thịt dày mịn có màu cam. Khi ăn vào có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, giòn tan trong miệng, vị ngọt thanh mát ổn định.

Trọng lượng: 1,3 – 2,0 kg/trái

Độ brix: >14% 

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới trong nhà màng

  1. Trồng cây

Chuẩn bị cây con: chọn cây với tiêu chuẩn là cây khỏe mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại. Cây đạt chiều cao khoảng 7 – 10 cm, có 1 – 2 lá thật; tương đương 10 – 14 ngày sau gieo hạt giống.

Mật độ, khoảng cách trồng: phổ biến là kiểu trồng hàng đơn và trồng hàng đôi.

Hàng đơn (thường áp dụng trồng trong mùa mưa): cây cách cây 0,3 – 0,35 m; hàng cách hàng 1,2 m; tương đương mật độ trồng: 2.380 – 2.780 cây/m2 .

Hàng đôi (thường áp dụng trồng trong mùa khô): cây cách cây 0,4 m; khoảng cách hàng đôi 0,6 – 0,8 m; khoảng cách giữa hàng đôi với hàng đôi 2 m, tương ứng với mật độ trồng 2.500 cây/1.000 m2 .

Trồng cây: thời gian trồng nên bắt đầu vào lúc trời mát. Thực hiện với thao tác nhẹ nhàng, bứng cây khỏi khay ươm tránh làm vỡ bầu, đặt cây nhẹ nhàng vào lỗ tròn đã đục sẵn trên túi giá thể. Sau khi đặt cây xong vào lỗ trồng, dùng một ít giá thể lấp phủ bầu ươm, không nén quá chặt. Trồng xong phải tưới nước ngay để cây không bị héo. Nên trồng dự phòng với số lượng khoảng 5 – 10% cây để có thể trồng dặm thay các cây phát triển kém sau này. Hướng hàng trồng nên vuông góc với hướng ánh sáng mặt trời. 

  1. Chế độ phân bón

Sử dụng các loại phân bón vô cơ dễ tan trong nước, đảm bảo các tiêu chí: thành phần dinh dưỡng cao, hòa tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước, tương thích với các loại phân khác, chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu: N, P, K, Mg, Ca, S như Urê, KH2PO4 , K2SO4 , KNO3 , MgSO4 , Ca(NO3)2 , (NH4)2SO4

Phân được hòa tan vào nước thành dung dịch. Lưu ý tránh pha chung các muối có gốc phosphat (PO43–) và gốc Canxi (Ca2+), gốc sắt (Fe) sẽ gây kết tủa. Vì vậy nên pha thành 2 loại dung dịch dinh dưỡng A, B riêng biệt. 

Loại và thành phần dinh dưỡng cơ bản như sau:

Bảng 1: Lượng dinh dưỡng cần cho 01 vụ/1.000 m2 

Loại phân Khối lượng (kg) Ghi chú
KNO3 Đa lượng 151 Dung dịch A
Ca(NO3)2.4H2O Trung lượng 253
Chelate Fe Vi lượng 7,3
KH2PO4 Đa lượng 81 Dung dịch B
K2SO4 Đa lượng 65
Urê Đa lượng 14,5
MgSO4.7H2O Trung lượng 179
CuSO4.5H2O Vi lượng 0,17
ZnSO Vi lượng 0,6
MnSO4.4H2O Vi lượng 0,9
(NH4)6Mo7O24 Vi lượng 0,033
H3BO3 Vi lượng 0,8

Nước tưới sử dụng nguồn nước đảm bảo không nhiễm mặn, phèn. Có thể sử dụng nước giếng khoan, nước sông hay nước máy đảm bảo pH từ 6 – 7 là tốt nhất.

Số lần tưới từ 10 – 16 lần/ngày tùy theo giai đoạn sinh trưởng, điều kiện thời tiết.

Dinh dưỡng cho cây và nước được cung cấp đồng thời thôn qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Vì vậy, phải thực hiện hòa tan phân bón thành dung dịch dinh dưỡng, có thể mỗi lần thực hiện với lượng đủ cung cấp cho cây trong thời gian 3 – 5 ngày. 

Chế độ cung cấp dung dịch nước và dinh dưỡng có thể áp dụng như sau:

Bảng 2: Liều lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây dưa lưới 

Giai đoạn Lượng nước (lít/bầu/ngày) Chu kỳ sinh trưởng (ngày) Tổng lượng dung dịch /vụ/1.000 m2 (lít)
Trồng – 14 ngày 0,8 14 29.120
Trồng 15 ngày – ra hoa 1,6 16 66.560
Đậu trái – thu hoạch 2,0 45 234.000

Bảng 3.1: Nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho cây dưa lưới (Đơn vị tính: gam/1.000 lít nước) 

Giai đoạn Dung dịch A Dung dịch B
KNO3 Ca(NO3)2 MgSO4 KH2 PO K2SO4 Urê
Trồng – 14 ngày 385 705 470 196 180 39
Trồng 15 ngày – ra hoa 480 846 550 250 120 47
Đậu trái – thu hoạch 460 752 550 250 220 43
Vi lượng (3 giai đoạn giống nhau) Chelate Fe: 22 CuSO4: 0,5; ZnSO4: 1,8; MnSO4: 2,6; (NH4)6Mo7O24: 0,1; H3BO3: 2,4

Bảng 3.2: Nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho cây dưa lưới (Đơn vị tính: gam/1.000 lít nước) 

Giai đoạn N (ppm) P (ppm) K (ppm) Ca (ppm) Mg (ppm) S (ppm)
Trồng – 14 ngày 194 45 285 172 94 159
Trồng 15 ngày – ra hoa 235 57 311 206 110 169
Đậu trái – thu hoạch 214 57 348 183 110 187
Vi lượng (3 giai đoạn giống nhau): Fe: 3,6; Bo:0,4; Mo: 0,02; Mn: 0,6; Zn: 0,7; Cu: 0,1

 

Đọc tiếp
Tổng quan
Năng lực sản xuất
Kiểm soát chất lượng
Năng lực R&D
Năng lực thương mại
Nhà máy kiểm tra báo cáo
Tổng quan
Album công ty 0 0
Lĩnh vực kinh doanh
-
Quốc gia/ Khu vực
Tỉnh Hậu Giang, Vietnam
Sản phẩm chính
-
Loại hình doanh nghiệp
-
Tổng số nhân viên
Tổng doanh thu hàng năm
Năm thành lập
-
Chứng nhận
-
Chứng nhận sản phẩm
-
Bằng sáng chế
-
Thương hiệu
-
Thị trường chính
-
Xem thêm Tổng quan
Xem shop
Xem video công ty
Tải xuống và xem báo cáo
Close
Close

Hỏi đáp sản phẩm

Chưa có hỏi đáp nào

Giỏ hàng

Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
DƯA LƯỚI
1,209 lượt xem sản phẩm này
Giảm thêm 0% nếu bạn là VIP
30,000 100 - 500 Kg
27,000 501 - 1000 Kg
25,000 1001+ Kg
Dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào ĐVT: Trái/kg, trái tứ 1->1,4kg Giá thay đổi theo từng thời điểm trong năm
Chọn loại hàng và số lượng
1 1 kg
25,000 đ
Kho: 10,000
1 kg
Vui Lòng chọn phân loại hàng
Số lượng
Bảo vệ
Bảo hiểm thương mại
bảo vệ đơn hàng felix.store của bạn
Đảm bảo gửi hàng đúng hạn
Chính sách hoàn tiền
Đối tác trực tiếp của Felix, mang sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất để đến với người tiêu dùng. Giá cả cạnh tranh - Chất lượng tuyệt đối
Đánh giá 436
Sản phẩm 1
Tỉ lệ phản hồi 80%
Tham gia 4 tháng trước
Người theo dõi 1,217
Lượt yêu thích 1,292
Thông tin sản phẩm

Chi tiết sản phẩm

Danh mục Nông nghiệp -> Trái cây tươi -> Trái cây tươi khác
Kho hàng 10,000
Gửi từ Tỉnh Hậu Giang , Vietnam

Mô tả sản phẩm

Thương hiệu HKD Nguyễn Thị Thuý Kiều
Bảo hành -
Xuất xứ Vietnam

Mô tả sản phẩm

  1. Giới thiệu về dưa lưới và đặc điểm dinh dưỡng

Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào. 

Nguồn gốc xuất xứ

Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi. Hiện nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Tây Ban Nha, Iran, Rumania, Ai Cập, Maroc, Ý… Trong đó, quốc gia xuất khẩu với sản lượng lớn lần lượt là Tây Ban Nha, Mexico, Iran, Mỹ, Costa Rica, Guatemala, Brazil, Hà Lan. 

Giá trị dinh dưỡng và công dụng

  1. Giá trị dinh dưỡng

Trong dưa lưới có chứa nhiều carbs, chất xơ, protein, vitamin C, vitamin B6, vitamin K, folate, kali, magiê… Ngoài ra dưa lưới còn chứa các hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, bao gồm beta–carotene (pro–vitamin A), phytoene, quercetin và axit caffeic. 

  1. Công dụng

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Dưa lưới là nguồn cung cấp axit béo omega – 3 tốt. Omega – 3 nổi tiếng trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể của tim và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Dưa lưới cũng chứa các đặc tính chống viêm có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa. 

Giúp tăng cường miễn dịch

Dưa lưới có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nó còn rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác nhau hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch. . 

Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Dưa lưới là một loại trái cây có chứa chất xơ. Chất xơ đầy đủ trong chế độ ăn uống sẽ giúp tạo điều kiện cho nhu động ruột thường xuyên và có thể giúp hạn chế táo bón. Nó cũng giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh. . 

Thúc đẩy làn da và mái tóc khỏe mạnh

Dưa lưới rất giàu vitamin A, C và E có thể giúp cải thiện sức khỏe làn da. Không chỉ vậy những dưỡng chất này còn thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và làm chậm quá trình lão hóa da. . 

Tăng cường xương

Hàm lượng magiê, canxi và phốt pho cao trong dưa lưới giúp cải thiện sức khỏe xương và khớp. Đó là những thực phẩm có thể củng cố xương, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương như loãng xương. . 

  1. Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ

Tiềm năng thị trường

Thị trường tiêu thụ dưa lưới đang có sự phát triển đáng kể. Theo Báo cáo Nghiên cứu Thị trường, dự kiến giá trị thị trường dưa lưới sẽ tăng trưởng với mức tỷ suất hàng năm ổn định trong thời gian tới.

Sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển, như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, đang tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng về dưa lưới. Đồng thời, các nước phát triển cũng đang chứng kiến sự gia tăng trong việc tiêu thụ dưa lưới như Hoa Kỳ, châu Âu và Úc. 

Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lưới trên thế giới

Theo số liệu FAOSTAT (2012), dưa lưới (Cucumis melo L.) đạt sản lượng hàng năm là 134 tấn/ha. Sản lượng hàng năm trên thế giới tăng từ 9 triệu tấn, sản lượng trong năm 2012 đã lên 32 triệu tấn. Diện tích trồng năm 2007 là 1,2 triệu ha, đến năm 2012 là 1,3 triệu ha. Các nước sản xuất dưa lưới nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc với 600.000 ha, Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq) 220.000 ha, Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ) 200.000 ha, Bắc Phi (Ai Cập, Ma rốc, Tunisia) 110.000 ha, Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh) 130.000 ha, Châu Âu (Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Hy Lạp) 95.000 ha, Rumani 50.000 ha, Nhật Bản 8.500 ha và Hàn Quốc 11.000 ha. 

 Châu Á chiếm 69% thị phần sản xuất dưa lưới trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu sản lượng dưa lưới với gần 14 triệu tấn trong năm 2020. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ nhiều dưa lưới nhất trên thế giới. Lượng dưa lưới mà nước này tiêu thụ cao hơn cả lượng sản xuất trong nước, đạt khoảng 17 triệu tấn, chiếm 53% nguồn cung dưa lưới trên toàn cầu. 

Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lưới tại Việt Nam

Sản xuất dưa lưới trong nhà màng từ lâu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2018, toàn huyện mới có 5 hộ tham gia sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng với diện tích 2.000m2, đến nay đã có hơn 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2

Theo thống kê, đến cuối năm 2023, trên địa bàn thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có khoảng 5,8 ha diện tích trồng dưa lưới công nghệ cao và có xu thế mở rộng diện tích trồng. Để nhân rộng mô hình này theo chủ trương của UBND thành phố, thời gian qua thành phố Long Khánh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ cũng như tuyên truyền đến nông dân trên địa bàn về hiệu quả kinh tế của mô hình. Trong đó, từ năm 2021 đến nay, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố đã thực hiện hỗ trợ giống và vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 4 hộ với tổng diện tích 3.300m2, tổng kinh phí hơn 85 triệu đồng. Bên cạnh đó Trung tâm thường xuyên cử cán hộ hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ dịch hại cho các hộ có mô hình này nhằm giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật chăm sóc cây phát triển tốt, đạt năng suất, chất lượng. 

  1. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng dưa lưới

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung

  1. Đặc điểm thực vật học

Rễ: phân bố chủ yếu ở độ sâu từ 30 – 40 cm, một phần kéo dài đến 1 m. Rễ bất định có thể phát sinh từ nốt lá. 

Thân: là cây thân thảo, thân có thể dài đến 03 m, phủ lông mịn, có nhiều nhánh gần gốc, nhám với nhiều lông mềm. 

Lá: lá xếp xen kẽ, phiến lá có thể hình tròn, hình oval hoặc hình thận, bề mặt phủ lông mịn. 

Hoa: có hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính trên cùng một cây. Hoa mọc đơn độc ở nách. Hoa đực xuất hiện trước, ở nách lá có thể một hay nhiều hoa đực, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa cái ở vị trí lá thứ bảy trở đi dễ đậu trái. Hoa nở vào buổi sáng. Hoa cái có bầu noãn nằm ở cuối cuống khi hoa nở hướng lên và quả hướng xuống, hoa cái xuất hiện sau hoa đực khoảng một tuần. Hoa đực mọc thành chùm 2 – 4 hoa với 03 nhị. Hoa cái hoặc hoa lưỡng tính mọc đơn, đầu nhụy có 03 thùy. 

Trái: Trái tròn hoặc hình oval, trọng lượng trái nặng khoảng 1,5 – 3,5 kg, tùy theo giống. Bề mặt có vân lưới và bao phủ bởi các sợi lông tơ nhỏ. Thịt có màu vàng, cam hoặc trắng, mọng nước. 

Hạt: Hạt có màu trắng, xanh nhạt hoặc vàng nâu, trơn nhẵn, hạt có hàm lượng dầu cao, tuy nhiên khó sử dụng vì lớp vỏ cứng. 

  1. Đặc điểm sinh thái

Nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu cho cây phát triển từ 18 – 28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC. Dưa có thể chịu được nhiệt độ lên tới 40oC nhiều giờ mỗi ngày. 

Ánh sáng: dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm khô và nhiều ánh sáng. Yêu cầu ánh sáng cho dưa từ 8 – 12 giờ trong ngày. Quang kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh sẽ thúc đẩy cây ra hoa cái nhiều, tăng tỷ lệ đậu trái, trái chín sớm, năng suất cao. Khi trời âm u, ít ánh sáng, có mưa phùn thì cây dưa lưới phát triển kém, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và phẩm chất trái. 

Độ ẩm: độ ẩm không khí thích hợp là 45 – 55%. Độ ẩm cao dễ bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất thay đổi đột ngột, nhiệt độ không thích hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát triển không bình thường, không cân đối, dị hình. 

Các giống dưa lưới hiện nay

  1. Giống dưa lưới AB Sweet Gold

Đặc điểm: là giống dưa lưới có đặc tính kháng bệnh cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ tạo lưới và đậu quả. Phù hợp với điều kiện khô nắng. Thịt quả cứng giòn, mùi vị thanh đặc trưng. Đặc biệt thời gian tồn trử sau khi thu hái dài ngày, thuận lợi cho việc di chuyển đi xa và bày bán trong thời gian dài.

Trọng lượng: 1,3 – 2,0 kg/trái

Độ brix: 12 – 15% 

  1. Giống dưa lưới Taki

Đặc điểm: Là giống chịu nhiệt, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt. Trái dạng tròn, vân lưới dày nổi đẹp, thịt quả màu cam, hơi mềm, có hương thơm đặc trưng

Trọng lượng: 1,5 – 1,7 kg/trái

Độ brix: >14% 

  1. Giống dưa lưới Bảo Khuê

Đặc điểm: là giống dưa lưới  oval ruột cam hay còn gọi là dưa lưới quả dài. ó thời gian từ gieo đến thu hoạch là dài nhất so với các giống dưa lưới khác, khoảng 90 đến 100 ngày. Trọng lượng trái to, thịt trái giòn và ngọt.

Trọng lượng: 2,0 – 3,0 kg/trái

Độ brix: >12% 

  1. Giống dưa lưới TL3

Đặc điểm: có hình dáng quả tròn đều, vỏ mỏng xanh nhạt, cấu trúc vân lưới chi chít và nổi rõ, thịt dày mịn có màu cam. Khi ăn vào có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, giòn tan trong miệng, vị ngọt thanh mát ổn định.

Trọng lượng: 1,3 – 2,0 kg/trái

Độ brix: >14% 

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lưới trong nhà màng

  1. Trồng cây

Chuẩn bị cây con: chọn cây với tiêu chuẩn là cây khỏe mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại. Cây đạt chiều cao khoảng 7 – 10 cm, có 1 – 2 lá thật; tương đương 10 – 14 ngày sau gieo hạt giống.

Mật độ, khoảng cách trồng: phổ biến là kiểu trồng hàng đơn và trồng hàng đôi.

Hàng đơn (thường áp dụng trồng trong mùa mưa): cây cách cây 0,3 – 0,35 m; hàng cách hàng 1,2 m; tương đương mật độ trồng: 2.380 – 2.780 cây/m2 .

Hàng đôi (thường áp dụng trồng trong mùa khô): cây cách cây 0,4 m; khoảng cách hàng đôi 0,6 – 0,8 m; khoảng cách giữa hàng đôi với hàng đôi 2 m, tương ứng với mật độ trồng 2.500 cây/1.000 m2 .

Trồng cây: thời gian trồng nên bắt đầu vào lúc trời mát. Thực hiện với thao tác nhẹ nhàng, bứng cây khỏi khay ươm tránh làm vỡ bầu, đặt cây nhẹ nhàng vào lỗ tròn đã đục sẵn trên túi giá thể. Sau khi đặt cây xong vào lỗ trồng, dùng một ít giá thể lấp phủ bầu ươm, không nén quá chặt. Trồng xong phải tưới nước ngay để cây không bị héo. Nên trồng dự phòng với số lượng khoảng 5 – 10% cây để có thể trồng dặm thay các cây phát triển kém sau này. Hướng hàng trồng nên vuông góc với hướng ánh sáng mặt trời. 

  1. Chế độ phân bón

Sử dụng các loại phân bón vô cơ dễ tan trong nước, đảm bảo các tiêu chí: thành phần dinh dưỡng cao, hòa tan nhanh và tan hoàn toàn trong nước, tương thích với các loại phân khác, chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu: N, P, K, Mg, Ca, S như Urê, KH2PO4 , K2SO4 , KNO3 , MgSO4 , Ca(NO3)2 , (NH4)2SO4

Phân được hòa tan vào nước thành dung dịch. Lưu ý tránh pha chung các muối có gốc phosphat (PO43–) và gốc Canxi (Ca2+), gốc sắt (Fe) sẽ gây kết tủa. Vì vậy nên pha thành 2 loại dung dịch dinh dưỡng A, B riêng biệt. 

Loại và thành phần dinh dưỡng cơ bản như sau:

Bảng 1: Lượng dinh dưỡng cần cho 01 vụ/1.000 m2 

Loại phân Khối lượng (kg) Ghi chú
KNO3 Đa lượng 151 Dung dịch A
Ca(NO3)2.4H2O Trung lượng 253
Chelate Fe Vi lượng 7,3
KH2PO4 Đa lượng 81 Dung dịch B
K2SO4 Đa lượng 65
Urê Đa lượng 14,5
MgSO4.7H2O Trung lượng 179
CuSO4.5H2O Vi lượng 0,17
ZnSO Vi lượng 0,6
MnSO4.4H2O Vi lượng 0,9
(NH4)6Mo7O24 Vi lượng 0,033
H3BO3 Vi lượng 0,8

Nước tưới sử dụng nguồn nước đảm bảo không nhiễm mặn, phèn. Có thể sử dụng nước giếng khoan, nước sông hay nước máy đảm bảo pH từ 6 – 7 là tốt nhất.

Số lần tưới từ 10 – 16 lần/ngày tùy theo giai đoạn sinh trưởng, điều kiện thời tiết.

Dinh dưỡng cho cây và nước được cung cấp đồng thời thôn qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Vì vậy, phải thực hiện hòa tan phân bón thành dung dịch dinh dưỡng, có thể mỗi lần thực hiện với lượng đủ cung cấp cho cây trong thời gian 3 – 5 ngày. 

Chế độ cung cấp dung dịch nước và dinh dưỡng có thể áp dụng như sau:

Bảng 2: Liều lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây dưa lưới 

Giai đoạn Lượng nước (lít/bầu/ngày) Chu kỳ sinh trưởng (ngày) Tổng lượng dung dịch /vụ/1.000 m2 (lít)
Trồng – 14 ngày 0,8 14 29.120
Trồng 15 ngày – ra hoa 1,6 16 66.560
Đậu trái – thu hoạch 2,0 45 234.000

Bảng 3.1: Nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho cây dưa lưới (Đơn vị tính: gam/1.000 lít nước) 

Giai đoạn Dung dịch A Dung dịch B
KNO3 Ca(NO3)2 MgSO4 KH2 PO K2SO4 Urê
Trồng – 14 ngày 385 705 470 196 180 39
Trồng 15 ngày – ra hoa 480 846 550 250 120 47
Đậu trái – thu hoạch 460 752 550 250 220 43
Vi lượng (3 giai đoạn giống nhau) Chelate Fe: 22 CuSO4: 0,5; ZnSO4: 1,8; MnSO4: 2,6; (NH4)6Mo7O24: 0,1; H3BO3: 2,4

Bảng 3.2: Nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho cây dưa lưới (Đơn vị tính: gam/1.000 lít nước) 

Giai đoạn N (ppm) P (ppm) K (ppm) Ca (ppm) Mg (ppm) S (ppm)
Trồng – 14 ngày 194 45 285 172 94 159
Trồng 15 ngày – ra hoa 235 57 311 206 110 169
Đậu trái – thu hoạch 214 57 348 183 110 187
Vi lượng (3 giai đoạn giống nhau): Fe: 3,6; Bo:0,4; Mo: 0,02; Mn: 0,6; Zn: 0,7; Cu: 0,1

 

Đọc tiếp

Hỏi đáp sản phẩm

Chưa có hỏi đáp nào