- Tiếng Việt
- English
- 中国人
- 日本
- ภาษาไทย
- 한국어
- Deutsch
- Français
- Русский
- हिन्दी
- Đô la Mỹ ($)
- Đồng Việt Nam (₫)
- Vietnam
- Afghanistan
- Aland Islands
- Albania
- Algeria
- American Samoa
- Andorra
- Angola
- Anguilla
- Antarctica
- Antigua And Barbuda
- Argentina
- Armenia
- Aruba
- Australia
- Austria
- Azerbaijan
- Bahamas The
- Bahrain
- Bangladesh
- Barbados
- Belarus
- Belgium
- Belize
- Benin
- Bermuda
- Bhutan
- Bolivia
- Bonaire, Sint Eustatius and Saba
- Bosnia and Herzegovina
- Botswana
- Bouvet Island
- Brazil
- British Indian Ocean Territory
- Brunei
- Bulgaria
- Burkina Faso
- Burundi
- Cambodia
- Cameroon
- Canada
- Cape Verde
- Cayman Islands
- Central African Republic
- Chad
- Chile
- China
- Christmas Island
- Cocos (Keeling) Islands
- Colombia
- Comoros
- Congo
- Cook Islands
- Costa Rica
- Cote D'Ivoire (Ivory Coast)
- Croatia
- Cuba
- Curaçao
- Cyprus
- Czech Republic
- Democratic Republic of the Congo
- Denmark
- Djibouti
- Dominica
- Dominican Republic
- East Timor
- Ecuador
- Egypt
- El Salvador
- Equatorial Guinea
- Eritrea
- Estonia
- Ethiopia
- Falkland Islands
- Faroe Islands
- Fiji Islands
- Finland
- France
- French Guiana
- French Polynesia
- French Southern Territories
- Gabon
- Gambia The
- Georgia
- Germany
- Ghana
- Gibraltar
- Greece
- Greenland
- Grenada
- Guadeloupe
- Guam
- Guatemala
- Guernsey and Alderney
- Guinea
- Guinea-Bissau
- Guyana
- Haiti
- Heard Island and McDonald Islands
- Honduras
- Hong Kong S.A.R.
- Hungary
- Iceland
- India
- Indonesia
- Iran
- Iraq
- Ireland
- Israel
- Italy
- Jamaica
- Japan
- Jersey
- Jordan
- Kazakhstan
- Kenya
- Kiribati
- Kosovo
- Kuwait
- Kyrgyzstan
- Laos
- Latvia
- Lebanon
- Lesotho
- Liberia
- Libya
- Liechtenstein
- Lithuania
- Luxembourg
- Macau S.A.R.
- Macedonia
- Madagascar
- Malawi
- Malaysia
- Maldives
- Mali
- Malta
- Man (Isle of)
- Marshall Islands
- Martinique
- Mauritania
- Mauritius
- Mayotte
- Mexico
- Micronesia
- Moldova
- Monaco
- Mongolia
- Montenegro
- Montserrat
- Morocco
- Mozambique
- Myanmar
- Namibia
- Nauru
- Nepal
- Netherlands
- New Caledonia
- New Zealand
- Nicaragua
- Niger
- Nigeria
- Niue
- Norfolk Island
- North Korea
- Northern Mariana Islands
- Norway
- Oman
- Pakistan
- Palau
- Palestinian Territory Occupied
- Panama
- Papua new Guinea
- Paraguay
- Peru
- Philippines
- Pitcairn Island
- Poland
- Portugal
- Puerto Rico
- Qatar
- Reunion
- Romania
- Russia
- Rwanda
- Saint Helena
- Saint Kitts And Nevis
- Saint Lucia
- Saint Pierre and Miquelon
- Saint Vincent And The Grenadines
- Saint-Barthelemy
- Saint-Martin (French part)
- Samoa
- San Marino
- Sao Tome and Principe
- Saudi Arabia
- Senegal
- Serbia
- Seychelles
- Sierra Leone
- Singapore
- Sint Maarten (Dutch part)
- Slovakia
- Slovenia
- Solomon Islands
- Somalia
- South Africa
- South Georgia
- South Korea
- South Sudan
- Spain
- Sri Lanka
- Sudan
- Suriname
- Svalbard And Jan Mayen Islands
- Swaziland
- Sweden
- Switzerland
- Syria
- Taiwan
- Tajikistan
- Tanzania
- Thailand
- Togo
- Tokelau
- Tonga
- Trinidad And Tobago
- Tunisia
- Turkey
- Turkmenistan
- Turks And Caicos Islands
- Tuvalu
- Uganda
- Ukraine
- United Arab Emirates
- United Kingdom
- United States
- United States Minor Outlying Islands
- Uruguay
- Uzbekistan
- Vanuatu
- Vatican City State (Holy See)
- Venezuela
- Virgin Islands (British)
- Virgin Islands (US)
- Wallis And Futuna Islands
- Western Sahara
- Yemen
- Zambia
- Zimbabwe
Chúng ta đã nghe nhiều cơ hội lẫn thách thức khi “mang chuông đi đánh xứ người” trong lĩnh vực nông sản. Nhưng nghe các vị đại diện cho xứ người bộc bạch về được và chưa quanh trái cây Việt trên bàn ăn của họ, hẳn sẽ không ít điều thú vị, khi chính họ cũng là cầu nối cho chuyện làm ăn hai bên, lại sống tại Việt Nam nên rành rõi nhiều thứ. Hãy thử nghe họ nói về trái cây Việt đang ở đâu tại thị trường họ? Hợp tác song phương, được và chưa được gì? Tín hiệu mới nào cho câu chuyện đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp của họ vào Việt Nam? Và có gì thú vị hơn khi nghe họ bộc bạch, là trái cây, món ăn nào tại Việt Nam mà họ ấn tượng nhất?
Bàn tròn Tạp chí Nông thôn Việt đã có dịp mời bà Emily Hamblin - Tổng Lãnh sự Anh, ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ và ông Andrew Anderson - Sprecher - Tùy viên Nông nghiệp cấp cao, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM trò chuyện về những cơ hội để nông sản Việt tiếp cận sâu hơn với các thị trường này, cũng như đâu là lực cản phải tháo gỡ để các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp có mặt nhiều hơn tại Việt Nam.
MONG MUỐN THƯỞNG THỨC TRÁI CÂY VIỆT NHIỀU HƠN Ở QUÊ NHÀ
NÔNG THÔN VIỆT: Quan hệ của chúng ta trong việc xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường quý vị đã đi một bước dài và rất tốt. Tuy nhiên, nói như người Việt, là để “người trong cuộc” nói mới khách quan. Nông thôn Việt muốn nghe quý vị đánh giá thế nào về tiềm năng của nông sản Việt Nam trong việc xuất khẩu vào thị trường đất nước quý vị?
Ông ANDREW ANDERSON – SPRECHER: Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng lớn tại Hoa Kỳ. Hiện nay chúng tôi đã là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các nông dân và ngư dân Việt Nam. Nhập khẩu nông sản Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng 70% trong 10 năm qua. Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Hoa Kỳ bao gồm tôm, điều, cà phê, và tiêu. Các loại trái cây tươi và nước ép của Việt Nam cũng được ưa chuộng tại Hoa Kỳ và lượng nhập khẩu các sản phẩm này đang tăng trưởng nhanh chóng. Hoa Kỳ gần đây đã mở cửa thị trường cho trái bưởi, mang lại thêm một thị trường xuất khẩu cho người nông dân Việt Nam.
Một hoạt động trưng bày giới thiệu các loại nông sản Hoa Kỳ tại TP.HCM do Phòng nông nghiệp Đối ngoại TLSQ Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức. Ảnh: Tuấn Anh
Bà EMILY HAMBLIN: Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Anh trong những năm gần đây là nỗ lực đáng tự hào. Các siêu thị và nhà hàng ở Anh hiện bày bán rất nhiều các sản phẩm của Việt Nam bao gồm trái cây nhiệt đới, hạt điều, cà phê, và đặc biệt là thủy sản. Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh rất ấn tượng, gần 300 triệu USD vào năm 2022. Hầu hết các siêu thị ở Anh đều bày bán tôm Việt Nam! Tuy đã có nhiều thành công là vậy, dư địa để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vẫn còn nhiều, đặc biệt là ngành hàng trái cây nhiệt đới, khi người tiêu dùng Anh quốc ngày càng trở nên cởi mở hơn trong các quyết định mua sắm của mình. Tôi đã được trải nghiệm chất lượng của trái cây Việt Nam và mong muốn thấy nhiều trái cây Việt Nam ở Anh hơn nữa để có thể tiếp tục thưởng thức hương vị Việt Nam tại quê nhà!
Năm nay, Vương quốc Anh đã công bố các yêu cầu nhập khẩu mới sau khi chúng tôi rút khỏi Liên minh châu Âu. Tôi rất vui vì Việt Nam là một trong 23 quốc gia ngoài EU được Anh quốc lựa chọn “đánh giá rủi ro” cụ thể. Điều này có nghĩa là đối với các sản phẩm được xác định là có rủi ro thấp hoặc trung bình, nhờ lịch sử tuân thủ tốt của Việt Nam, Vương quốc Anh có thể giảm tần suất kiểm tra biên giới và đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu. Mặc dù các yêu cầu này sẽ liên tục được đánh giá lại và có thể tăng hoặc giảm, nhưng điều này mang lại cơ hội mới thú vị mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tận dụng.
Ông MADAN MOHAN SETHI: Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Ấn Độ là khả thi, mặc dù Ấn Độ cũng là đất nước sản xuất nông nghiệp với sản lượng nông sản lớn trên thế giới. Điều cần thiết là các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản cần phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và chất lượng.
Chúng tôi cũng đã mời các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tham gia sự kiện Thế giới Ẩm thực Ấn Độ (World Food India 2024) diễn ra tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu vào thị trường của chúng tôi. Tôi rất vui được thông tin rằng có khoảng 20 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày các sản phẩm nông sản tại triển lãm này và theo tôi được biết, một số sản phẩm đã được phân phối tại Ấn Độ.
Mời Quý đọc giả đọc tiếp bài "Các Tổng Lãnh sự nói gì về nông sản Việt? (Phần II)" nhé